Cách biểu hiện Đường_giới_hạn_khả_năng_sản_xuất

Để có thể biểu hiện đường này, người ta giả định rằng trên thị trường chỉ có hai món hàng được kinh doanh và nguồn lực là không thay đổi trong mọi thời điểm.

Đường giới hạn khả năng sản xuất liên quan đến thực phẩm và máy tính

Chúng ta có thể lấy ví dụ từ hình bên. Giả sử chúng ta chỉ sản xuất được hai mặt hàng đó chính là thực phẩmmáy tính, thực phẩm được biểu diễn bằng trục tung, máy tính được biểu diễn bằng trục hoành, giao điểm của hai trục là gốc tọa độ. Ở đây, chúng ta thấy hai điểm A và B. Có gì đặc biệt ở hai điểm này? Nếu chúng ta nhìn kỹ, chúng ta có thể thấy rằng ở điểm A, số lượng thực phẩm nhiều hơn số lượng máy tính, còn ở điểm B, số lượng máy tính lại nhiều hơn số lượng thực phẩm. Có thể giải thích rằng: Do nguồn lực không thay đổi (bởi vì ta giả định là như vậy) nên để có thể sản xuất nhiều máy tính hơn thì bắt buộc ta phải từ bỏ việc sản xuất một số lượng thực phẩm nào đó và ngược lại để sản xuất nhiều thực phẩm hơn thì ta phải từ bỏ việc sản xuất một số lượng máy tính. Việc từ bỏ như vậy được gọi là chi phí cơ hội.